“THƯ GỬI MẸ NƠI XA” – Trích Tác phẩm “HÃY CHO ĐI NHỮNG GÌ BẠN MUỐN – TẬP 2” – LỜI BÌNH THƠ TỪ HOÀNG GIA
Chân dung Tác giả Hoàng Văn Quyền (Bút danh An Nhiên)
Nếu như bài thơ “Chiếc iPhone” – trong Tập thơ “Hãy
cho đi những gì bạn muốn – Tập 2” – Tác
giả Hoàng Văn Quyền – Bút anh An Nhiên, nói về tình cha, thì bài thơ “Thư gửi Mẹ nơi xa” nói về tình mẹ - mà
là tình yêu của người con dành cho mẹ của mình – “ở một nơi xa”.
Mở đầu bài thơ “Thư gửi mẹ nơi xa”, Tác giả đã viết,
“Mẹ ơi nay trời lại mưa,
Từng hạt rả rích trước nhà không thôi.
Trong đêm lạnh lẽo đơn côi,
Nhớ mẹ con viết những lời trong thư.
Cuộc đời mấy ai có dư,
Con nhớ mẹ quá biết bù sao đây?
Con sợ mưa lạnh đó đây,
Làm cho mẹ ướt mẹ gầy hơn xưa.”
Và đó là khi người con nhớ mẹ trong
những đoạn thơ tiếp theo,
“Con sợ mưa lắm mẹ à!
Sợ mẹ bị ốm, sợ nhà mẹ hư.
Con sợ trong những đêm mưa,
Cô đơn con nhớ ngày xưa mẹ à!
Thời gian thấm thoát thoi đưa,
Bao đêm con khóc mà chưa thể ngừng.
Đôi mắt bờ vai đã từng,
Hiện ra trước mắt đi cùng tháng năm.
Con nhớ ngày mưa đã qua,
Mẹ kể nghe chuyện trước nhà mưa rơi.
Mẹ bảo sợ mưa ướt vai,
Bố ngoài cầu cảng đêm dài sóng to.
Bao nhiêu năm tháng tuổi thơ,
Vui buồn có mẹ cậy nhờ sẻ chia.
Ngây thơ như một đóa hoa,
Con thấy ấm áp khi mà mẹ ôm.”
Đó là những kỷ niệm mà người con
không thể nào quên đối với người mẹ của mình, đó là khi người mẹ và những nỗi
niềm thuộc về tuổi thơ được hiện lên qua năm tháng của người con, và bằng một
cách nào đó người con đã tái hiện lại quá khứ trong tâm trí của mình, với những
gì được viết trong bài thơ.
Và giọng thơ chuyển từ quá khứ trở lại
hiện tại với những vần thơ tiếp theo là,
“Quay về hiện tại cô đơn,
Chuyện thành dĩ vãng từ hôm mẹ rời.
Mẹ bỏ con đi mất rồi,
Trong cái thế giới hai người cách xa.
Mẹ về với lại ông bà,
Hiện tại là thứ thành ra xa vời.
Con mệt mỏi dựa cuộc đời,
Rồi con gục ngã giữa đời bao la.
Con biết dựa vào vai ai,
Sao mẹ không nói trả lời con đi.
Từ nay mỗi bước con đi,
Cô đơn lạnh lẽo gió hiu hiu buồn.”
Và điều quan trọng nhất đó chính là
tình yêu mà người con dành cho mẹ mình vẫn đi cùng năm tháng. Tác giả đã thể hiện
lại điều đó thông qua sự thật về những trải nghiệm mà người con đã chiêm nghiệm
được vào thời điểm hiện tại, như thể làm cho nỗi buồn còn khắc sâu hơn nữa.
Điều này cho chúng một góc nhìn cơ bản
là chúng ta cần trân quý mẹ của mình khi còn sống, còn nếu không thì mọi thứ
hoàn toàn có thể trở thành ký ức khi một người trở về với thiên cổ. Giọng văn
tiếp theo làm ta khắc sâu thêm thêm sự thật,
“Thời gian vội vã đi xa,
Một năm không ngắn đi qua mẹ à.
Mẹ bỏ con đi mất rồi,
Nơi xa mẹ có nhờ người con thơ.
Có nhớ bố không mẹ ơi?
Và chị con nữa mọi người thân quen.
Lạnh lẽo sớm sớm đêm đêm,
Mẹ đâu không thấy chị em không cùng.
Con thương mẹ đến muôn trùng,
Nhưng con oán hận bệnh cùng ác gian.
Nó cướp đi mẹ của con,
Đời con mất hết còn gì nữa đâu.
Con khóc ở trong nỗi đau,
Rồi con gục ngã trời mưa thêm dày.
Ở trong cái thế giới này,
Ông bà cũng bỏ con ngày đi xa.”
Và sự thật đó là người mẹ đã mãi mãi
đi xa về bên kia thế giới. Và điều này làm cho mỗi người chúng ta chúng ta cần
phải biết về sự thật này vào bất cứ khoảnh khắc nào còn mẹ trên đời.
“Con gọi mà mẹ chẳng thưa,
Còn đâu những bữa canh dưa mẹ làm.
Con đi trong nắng chiều tan,
Hàng tre hiu quạnh ngút ngàn trời cao.
Mẹ vô tâm quá mẹ à,
Bỏ con bỏ bố để mà đi xa.
Bạn bè có mẹ có cha,
Còn con mất mẹ xót xa tột cùng.”
Nỗi buồn về việc nhớ lại ký ức về Đấng
sinh thành là có thật. Và có thể nói, với hầu hết mọi người trong chúng ta đều
đã từng trải qua sự thật này – sự thật về việc người thân đã ra đi, và chúng ta
có thể nhớ về họ vào bất cứ khoảnh khắc nào trong đời, để buồn – một cách không
biết từ đâu đến. Tình yêu kêu gọi chúng ta “sự chấp nhận” sự thật về cuộc sống,
và đó là điều còn thật hơn cả cuộc sống – chấp nhận được sự thật này là nền tảng
của mọi sự chấp nhận khác, nhưng đâu có ai dễ dàng chấp nhận về sự sinh – tử của
đời người?
Đó là khi buồn vui lẫn lộn trong những
đoạn thơ tiếp theo của bài thơ này,
“Con gọi mà mẹ chẳng thưa,
Còn đâu những bữa canh dưa mẹ làm.
Con đi trong nắng chiều tan,
Hàng tre hiu quạnh ngút ngàn trời cao.
Mẹ vô tâm quá mẹ à,
Bỏ con bỏ bố để mà đi xa.
Bạn bè có mẹ có cha,
Còn con mất mẹ xót xa tột cùng.”
Tác giả đã khắc họa cho chúng ta một
bức tranh về những ký ức về quá khứ và những gì thuộc về hiện tại đan xen với
nhau trong những lớp cảm xúc không đoán định được. Và đó cũng chính là cảm xúc
mà bất kỳ ai cũng đều đã từng trải qua với cảm xúc buồn – vui lẫn lộn khi nghĩ
về quá khứ buồn.
Đó là lúc mà chúng ta còn cảm nhận nỗi
buồn một cách sâu sắc hơn nữa với những đoạn thơ tiếp theo,
“Nhiều hôm con khóc cô đơn,
Cô giáo an ủi ôm con vào lòng.
Cô bảo nơi xa muôn trùng,
Mẹ sẽ hạnh phúc con ngừng khóc than.”
Và ký ức về quá khứ xen lẫn với hiện
tại qua những đoạn thơ tiếp theo,
“Cô bảo mẹ vẫn ở gần,
Mẹ không hề mất vẫn còn trong con.
Đó là môi đỏ như son,
Đó là dòng máu của con tế bào.
Mẹ hòa trong gió xôn xao,
Trong tia nắng mới trên cao mặt ngời.
Đó là hoa nở cuối trời,
Đó là nét mặt con cười hôm nay.”
Tuy nhiên mọi thứ trong hiện tại cần
được chấp nhận, và đó là lý do tại người con trong bài thơ này đã diễn tiến tâm
lý đến sự chấp nhận hiện tại như là sự thật hiển nhiên, với những vần thơ tiếp
theo là,
“Con nhắc bảo mình từ nay,
Con không khóc nữa để ngày mẹ vui.
Con nguyện từ nay trở đi,
Con sẽ can đảm sống vui mỗi ngày.
Từ khi tay cách vòng tay,
Mẹ gầy hay béo hôm nay thế nào?
Mẹ còn nguyên vẹn nữa không?
Hay hòa vào đất để lòng đất tơi.”
Khoảnh khắc chấp nhận hiện tại là một
điều kỳ diệu và chúng có khả năng thay đổi mọi thứ. Tuy nhiên điều này không dễ
dàng, cũng như không được lâu. Cảm xúc của người con đã trở lại trong những đoạn
thơ tiếp theo,
“Con hối hận quá mẹ ơi,
Chẳng cầm tay mẹ nói lời con yêu.
Để nay mất mẹ sớm chiều,
Việc ôm yêu mẹ là điều xa xăm.
Con xin lỗi mẹ ngàn lần,
Vì trước lười học thêm phần ham chơi.
Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!
Vì không làm mẹ thảnh thơi an nhàn.”
Và giống như bất kỳ ký ức về tình yêu
nào, chúng ta vẫn luôn để tấm lòng của mình trở về quá khứ hết lần này đến lần
khác, cho đến khi chúng ta chấp nhận hiện tại hoàn toàn. Và để chấp nhận sự thật
về hiện tại hoàn toàn là điều không dễ dàng, và vì thế chúng ta mới có thứ được
gọi là “tình yêu” và sự chữa lành mọi thứ. Và điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ
đi qua đi lại giữa quá khứ và hiện tại một vài lần (hoặc rất nhiều lần) để đến
một lúc chúng ta có thể an trú trong hiện tại một cách bền vững.
Người con đã đi đến một kết luận có sức
mạnh của sự chuyển hơn, đó chính là
“Dù con đi khắp thế gian,
Người con yêu nhất vẫn là mẹ con.
Đi ra biển lớn, lên non,
Mẹ là tiên phật với con một đời.
Giờ con cũng đã lớn rồi,
Biết cách yêu lấy mọi người xung quanh.
Biết cách nấu một bữa ăn,
Bố đỡ vất vả khi tan ca làm.”
Đó là khi người con nhận ra rằng mình
có nhiều thứ cần phải thay đổi,
“Điều đó con chưa từng làm,
Khi mẹ còn sống con còn ham chơi.
Ngày mẹ rời xa cuộc đời,
Con vẫn khờ khạo chạy đùa ngoài sân.
Và nay con mới nhận ra,
Con mất đi thứ rất là thiêng liêng.
Là tình là mẹ cái riêng,
Con không còn nữa, ngả nghiêng giữa đời.”
Đó là khi người con tiếp tục tiến về
phía trước với sự an nhiên, bình an, mà cuộc sống đã dạy cho những bài học nên
người,
“Con đi tìm lại những nơi,
Mà mẹ từng đến giữa đời bao la.
Nhìn mây nhìn nắng xót xa,
Con chẳng thấy mẹ nữa đâu mẹ à!
Con ước có bụt hiện ra,
Cho con điều ước mẹ là bà tiên.
Để con xin ước một điều,
Bà tiên sống lại giữa chiều hôm nay.”
Đó là khoảnh khắc mà người con có thể
lớn lên – trưởng thành hơn trong cách nghĩ, hành động thông qua những vần thơ,
“Để con được trong vòng tay,
Yêu thương của mẹ những ngày mộng mơ.
Con hứa sẽ chẳng ngu ngơ,
Để mẹ phải giận phải buồn vì con.
Sâu như biển, cao như non,
Con nhớ mẹ lắm lớn hơn biển trời.
Con thấy có lỗi mẹ ơi,
Muốn lo cho mẹ cuộc đời an nhiên.”
Đó là tình yêu mẹ tiếp tục được trở lại
hết lần này đến lần khác trong hiện tại,
“Mẹ ơi… con gọi mẹ yêu,
Con đã mở cửa Mẹ về với con.
Mưa tạnh đêm bỗng tối hơn,
Con mong chẳng thấy mình con đứng chờ.
Con nhìn ảnh trước bàn thờ,
Lên giường Mẹ ngủ chìm dần trong mơ.
Con thấy phiên chợ vừa tan,
Bỏng ngô, cây mía mẹ đưa con quà.”
Đó là khi ký ức của người con tiếp tục
trở lại,
“Con mơ thấy mẹ đằng xa,
Vẫn đôi quang gánh mẹ ra ngoài đồng.
Con mơ mẹ ôm vào lòng,
Mẹ ru con ngủ mẹ bồng đung đưa.
Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ à,
Mẹ biết tết đến cửa nhà sao không?
Bánh chưng nguội lạnh nhớ mong.
Cành đào tàn sớm lạnh trong cửa nhà.”
Đó là khi ký ức đó được trở lại rất
thật,
“Cả đời mẹ bao vất vả,
Chưa an chưa tĩnh chưa nhàn một hôm.
Sao mẹ không để chúng con,
Chăm sóc báo hiếu một lần Mẹ ơi.
Chua chát xót xa cuộc đời,
Bát canh con nấu để rồi ai ăn.
Món quà mồng tám tháng ba,
Con mua con biết tặng ai bây giờ.”
Đó là khi mọi thứ được sắp xếp ổn thỏa,
và người con muốn dự tưởng về tương lai,
“Kiếp sau nếu được là người,
Thì con vẫn muốn nụ cười mẹ sinh.
Máu đỏ một đấng sinh linh,
Trong vòng tay mẹ gia đình ta vui.
Cuộc sống khi khó bước đi,
Con nghĩ về Mẹ khiến mình bình an.
Năng lượng như góp thêm phần,
Khi nghĩ về Mẹ muôn vàn yêu thương.”
Và cuối cùng mọi thứ được chấp nhận để có thể bước tiếp đoạn
đường phía trước, và mọi thứ được trải nghiệm trong cuộc đời đều là những ký ức
quý giá, đáng trân trọng,
“Nay con dâng mẹ nén hương,
Trong ngày sinh nhật nhớ thương mẹ hiền,
Chiếc bánh chưa tròn cạnh viền,
Nhưng là chiếc bánh mang nhiều yêu thương.
Con sẽ học cách kiên cường,
Để Mẹ siêu thoát thiên đường nơi xa.
Con nhớ Mẹ, con yêu cha,
Biết ơn Mẹ đã sinh ra cuộc đời.”
An Nhiên | 05-04-2023 | Hải Phòng
Và bài học dành cho tất cả thông qua
bài thơ “Thư gửi mẹ nơi xa” đó chính
là hay yêu thương mẹ mình khi có thể, và đó là tình yêu thật sự hiện hữu trong
cuộc hành trình nhân sinh. Bởi vì cuối cùng, nếu một người về thiên cổ thì tất
cả đều phải chấp nhận sự thật hiển nhiên đó.
Tình yêu cha mẹ là sự thật và chúng
ta cần ý thức được sự thật này bất cứ khi nào có thể. Bài thơ “Thư gửi mẹ nơi xa” – từ Tác giả Hoàng Văn Quyền – Bút danh An Nhiên,
đã cho chúng nhận ra được nhiều bài học quý giá trong cuộc hành trình nhân sinh
về tình yêu gia đình – tình yêu mẹ - và đặc biệt nhận ra được nhiều giá trị
đáng quý trong cuộc đời.
///---
Lời bình từ TRẦN TRUNG KIÊN (TK) | ROYAL AUTHORS | ROYAL ADVISORS
0 comments:
Đăng nhận xét